Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

Thuốc nam chữa bệnh ung thư phổi có hiệu quả?

Hiện nay để đối phó với các loại bệnh tật đều có rất nhiều phương pháp khác như dùng thuốc đông và tây y, thuốc nam, phẫu thuật, dùng công nghệ cao,… Tùy theo từng loại bệnh và tình trạng bệnh cụ thể mà áp dụng các phương pháp khác nhau phù hợp. Đối với bệnh ung thư phổi hiện nay cũng như tất cả các loại bệnh ung thư khác thường được áp dụng phương pháp hóa trị, xạ trị nhằm kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

chua benh ung thu phoi bang thuoc nam co hieu qua
Thuốc nam chữa bệnh ung thư phổi có hiệu quả?

Về việc thuốc nam chữa bệnh ung thư phổi có hiệu quả? Chúng tôi xin giải đáp như sau:

Các bài thuốc nam từ thảo dược tự nhiên được dùng từ xa xưa theo kinh nghiệm dân gian mang lại hiệu quả chữa bệnh không thể phủ nhận. Không chỉ mang lại hiệu quả mà các bài thuốc thảo dược tự nhiên còn an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên hiệu quả chữa trị bệnh bằng thuốc nam hay thuốc đông y thường mất nhiều thời gian và cần người bệnh kiên trì. Bên cạnh đó, nếu thảo dược không được dùng đúng có thể bị nhiễm độc.

Với bệnh ung thư thường phát triển nhanh và rất nguy hiểm nên cần được điều trị nhanh chóng. Do đó, các phương pháp như hóa trị, xạ trị như hiện nay được cho là có hiệu quả nhất và áp dụng phổ biến. Do đó việc sử dụng các bài thuốc nam chữa bệnh ung thư phổi, trong trường hợp này là không nên vì sẽ làm chậm tiến trình chữa bệnh. Trên thực tế, sử dụng thuốc nam cũng không thể chữa khỏi bệnh ung thư. Y văn thế giới chưa có ghi nhận thuốc nam điều trị khỏi ung thư.

Hiện có nhiều trường hợp người bệnh ung thư ngộ nhận và tự chữa bệnh ung thư tại nhà bằng thuốc nam là không nên vì sẽ không những không mang lại hiệu quả mà còn khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Đã có rất nhiều trường hợp người bệnh ung thư tự chữa bệnh tại nhà bằng thuốc nam dẫn đến tử vong hoặc sau một thời gian tự chữa bệnh bằng thuốc lá mới đến bệnh viện thì tình trạng bệnh đã khá nặng gây khó khăn cho việc điều trị.

Thuốc nam chỉ có tác dụng bồi bổ thể trạng, tăng cường hệ miễn dịch, tạo sức đề kháng, nhưng nếu dùng không đúng cách có thể gây tác dụng ngược. Do vậy, việc sử dụng thuốc nam chỉ có thể được dùng để hỗ trợ điều trị ung thư nhằm khắc phục các tác dụng phụ do hóa trị, xạ trị hoặc tăng cường sức khỏe cho người bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn và sự đồng ý của bác sĩ.

Tóm lại với thắc mắc "Thuốc nam chữa bệnh ung thư phổi có hiệu quả?" được hiểu là không nên dùng thuốc nam chữa bệnh ung thư mà chỉ nên có thể dùng để hỗ trợ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Bạn và người nhà cần tuân thủ phương pháp điều trị do bác sĩ đề ra để chữa bệnh ung thư phổi càng nhanh càng tốt mới đạt được hiệu quả điều trị cao. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc bừa bãi sẽ làm cho tình trạng bệnh xấu đi.

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Triệu chứng bệnh ung thư tuyến nước bọt

Nếu bạn cảm thấy mình có triệu chứng tê hay liệt một bên mặt thì hãy cẩn thận với chứng bệnh ung thư tuyến nước bọt bởi thực tế cho thấy 3 trường hợp có liệt mặt đều là triệu chứng bệnh ung thư tuyến nước bọt.

trieu chung benh ung thu tuyen nuoc bot

Triệu chứng bệnh ung thư tuyến nước bọt

1. Ung thư tuyến nước bọt là gì?

Ung thư tuyến nước bọt là một dạng của ung thư đầu cổ. U tuyến nước bọt chiếm 3 - 6% các trường hợp ung thư vùng đâu cổ ở người lớn, có tần suất mắc bệnh từ 1-3 người/100.000 người/năm.

Tuy không phải là căn bệnh thường gặp trong các bệnh ung thư nhưng ung thư tuyến nước bọt có tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện kịp thời. Vì việc phát hiện ra bệnh sớm là điều kiện tiên quyết để người bệnh có nhiều cơ hội chữa khỏi căn bệnh này.

Trong cơ quan tiêu hóa, tuyến nước bọt có nhiệm vụ tiết ra nước bọt giúp tiêu hóa thức ăn và làm ướt miệng, giữ cân bằng pH cho miệng.

Ung thư tuyến nước bọt phát triển từ các tuyến nước bọt lớn tại mang tai, dưới hàm và dưới lưỡi. Ngay cả những tuyến nước bọt nhỏ nằm dưới niêm mạc đường hô hấp trên và đoạn trên ống tiêu hóa cũng có thể phát triển thành ung thư.

Những người có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến nước bọt là người từ độ tuổi 55 đến 65. Những u lành tính thì có thể xuất hiện sớm hơn khoảng 10 năm.

trieu chung benh ung thu tuyen nuoc bot
Vị trí ung thư tuyến nước bọt.

Vị trí thường gặp nhất của u tuyến nước bọt là tuyến mang tai, chiếm 70-85% các trường hợp. Các vị trí khác gồm tuyến dưới hàm (8-15%), tuyến dưới lưỡi (< 1%) và các tuyến nước bọt nhỏ thường tập trung nhiều nhất ở vòm cứng (5-8%).

Theo kết quả nghiên cứu, tuyến nước bọt càng nhỏ thì khả năng khối u ở đó là ác tính càng lớn. Ví dụ, u tuyến mang tai có 15-25% là ác tính, u tuyến dưới hàm có 37-43% là ác tính còn u các tuyến nước bọt nhỏ có tới trên 80% là ác tính.

Phần lớn khối u các tuyến nước bọt là lành tính. Nhưng cũng có trường hợp u lành tính chuyển thành ác tính sau vài năm không được điều trị hoặc mổ không lấy hết u hoặc trường hợp tái phát.

2. Triệu chứng bệnh ung thư tuyến nước bọt

Ung thư tuyến nước bọt rất khó chẩn đoán do các u nằm rải rác khắp tuyến nước bọt. Hơn nữa các triệu chứng lại khá nghèo nàn. Tuy nhiên, có thể dựa vào các triệu chứng sau để đặt vấn đề nghi ngờ bản thân bị ung thư tuyến nước bọt:
  • Tê một phần của khuôn mặt.
  • Sưng trên hàm hoặc gần hàm, sưng ở cổ hoặc miệng.
  • Cơ bắp của một bên khuôn mặt trở nên yếu.
  • Đau dai dẳng không rõ nguyên nhân trong khu vực của tuyến nước bọt.
  • Cảm giác khó nuốt, khó mở rộng miệng.
Thông thường, bệnh nhân đến viện khi bị sưng phồng tại tuyến nước bọt, khó nuốt, đau tại nơi có tuyến nước bọt, đặc biệt là cảm giác tê, liệt nửa mặt.

Theo ghi nhận của các nhà nghiên cứu, các trường hợp có liệt mặt hầu hết đều bị ung thư, vậy nên có thể coi liệt mặt là triệu chứng gợi ý u ác tính ở tuyến mang tai, trong đó có ung thư tuyến nước bọt. Bạn hãy lưu ý các triệu chứng bệnh ung thư tuyến nước bọt trên để sớm phát hiện và có biện pháp điều trị ung thư phù hợp nhé.

7 dấu hiệu ung thư vòm họng cần phải biết

Bệnh ung thư vòm họng là một trong những bệnh ung thư hiểm nghèo hiện nay, bệnh làm ảnh hương không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Những triệu chứng của bệnh ung thư vòm họng cũng không có gì đặc biệt mà chủ yếu là giống với các triệu chứng của bệnh tai mũi họng thông thường nên thường bị người bệnh bỏ qua và ít chú ý tới.

Việc phát hiện các triệu chứng của bệnh để đi khám và điều trị kịp thời là điều cần thiết. Vì bệnh ung thư vòm họng chỉ có khả năng chữa khỏi khi được phát hiện và điều trị sớm. Dưới đây là 7 dấu hiệu ung thư vòm họng mà bạn cần chú ý để đi kiểm tra sức khỏe.

7 dau hieu ung thu vom hong can phai biet 2
Chảy máu cam là 1 trong 7 dấu hiệu ung thư vòm họng cần phải biết
Chảy máu cam

Một trong những dấu hiệu ung thư vòm họng sớm nhất là chảy máu cam. Các bệnh nhân thường nuốt nước mũi và nhổ ra theo đường miệng vì vậy khiến nước mũi kèm theo máu dễ bị chẩn đoán nhầm hoặc bị bỏ qua.

Nếu tình trạng chay máu cam kéo dài liên tục sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Do đó, dù không biết nguyên nhân chảy máu cam là gì nhưng tốt nhất là bạn không nên để tình trạng này kéo dài. Đối với những trường hợp chảy máu cam do ung thư vòm họng gây ra thì ở giai đoạn cuối có thể gây chảy máu liên tục.

Nghẹt mũi

Đây là một trong nhữngdấu hiệu ung thư vòm họng khá phổ biến và dễ khiến bệnh nhân và bác sĩ nhầm với các bệnh thông thường khác. Một số bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, cảm cúm…cũng có thể dẫn tới tình trạng nghẹt mũi. Đối với những trường hợp, nghẹt mũi do bệnh ung thư vòm họng gây nên là do khối u xuất hiện dẫn đến hiện tượng tắc 1 bên mũi, khi khối u to lên sẽ khiến 2 bên đều bị nghẹt.

Ù tai và nghe kém

Cảm giác ù tai làm bạn cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bạn, trong cuộc sống thường ngày cũng có lúc bạn xuất hiện triệu chứng này, nhưng nếu triệu chứng này thường xuyên xuất hiện thì bạn cũng không nên coi thường, mà cần đi khám để tìm ra nguyên nhân sớm. Vì rất có thể bạn đã bị ung thư vòm họng vì khối u phát triển đè lên thực quản, đồng thời gây ù tai, nghẹt tai, nghe kém hoặc kèm theo tràn dịch tympanic.

Nhức đầu

Nhức đầu cũng là một trong những triệu chứng thông thường, mà có thể gặp ở bất kỳ trường hợp như mệt mỏi, sốt, cảm cúm, viêm xoang…Đối với những trường hợp nhức đầu do bệnh ung thư vòm họng gây ra thường do khối u phá hủy nền sọ, dẫn đến di căn vào não và dây thần kinh sọ gây nhức đầu. Ở kỳ cuối, dễ bị chẩn đoán nhầm là đau thần kinh.

Nổi hạch ở cổ

7 dau hieu ung thu vom hong can phai biet 1
7 dấu hiệu ung thư vòm họng cần phải biết: nổi hạch ở cổ
Theo thống kê, ung thư vòm họng di căn phần cổ chiếm 40-85%. Do vòm họng có cấu trúc mô bạch huyết phong phú, các tế bào ung thư dễ dàng lan sâu lên trên cổ. Khi chúng phát triển số lượng càng nhiều, tốc độ càng nhanh, hạch cứng và không cho cảm giác đau đớn, tính hoạt động kém; vào giai đoạn cuối sẽ bám dính cố định.

Hội chứng nội sọ

Đó là tình trạng khối u trong não bị vỡ lan sang các dây thần kinh sọ não gây ra các hội chứng nội sọ như nhức đầu, tê bì mặt, mờ mắt, xệ mí, lác trong, thậm chí mù. Hơn nữa, hạch bạch huyết di căn xuyên qua các dây thần kinh sọ não ở nền sọ dẫn đến mất cảm giác ở cổ họng, vòm miệng tê liệt, nhai nuốt khó khăn, khàn giọng, liệt màn hầu.

Di căn

Trong giai đoạn cuối, ung thư vòm họng di căn ở phạm vi mắt, não, xương, phổi, gan và các bộ phận khác, đặc biệt là ở phổi và xương. Nếu bạn phát hiện triệu chứng nặng ở một trong những bộ phận như xương cố định bị đau, máu có đờm, thường xuyên đau ngực, gan sưng to, nhãn cầu lồi, thị lực giảm…cho thấy bệnh đã di căn.

Khi xuất hiện những triệu chứng trên đây bạn nên đi khám sức khỏe và tìm ra nguyên nhân ngay lập tức. Vì nếu đúng bạn mắc những triệu chứng trên là do bệnh ung thư vòm họng gây nên thì không nên để tình trạng bệnh kéo dài, bệnh có thể phát triển tới giai đoạn di căn, làm cho việc điều trị ung thư gặp phải những khó khăn.