Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

Thuốc nam chữa bệnh ung thư phổi có hiệu quả?

Hiện nay để đối phó với các loại bệnh tật đều có rất nhiều phương pháp khác như dùng thuốc đông và tây y, thuốc nam, phẫu thuật, dùng công nghệ cao,… Tùy theo từng loại bệnh và tình trạng bệnh cụ thể mà áp dụng các phương pháp khác nhau phù hợp. Đối với bệnh ung thư phổi hiện nay cũng như tất cả các loại bệnh ung thư khác thường được áp dụng phương pháp hóa trị, xạ trị nhằm kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

chua benh ung thu phoi bang thuoc nam co hieu qua
Thuốc nam chữa bệnh ung thư phổi có hiệu quả?

Về việc thuốc nam chữa bệnh ung thư phổi có hiệu quả? Chúng tôi xin giải đáp như sau:

Các bài thuốc nam từ thảo dược tự nhiên được dùng từ xa xưa theo kinh nghiệm dân gian mang lại hiệu quả chữa bệnh không thể phủ nhận. Không chỉ mang lại hiệu quả mà các bài thuốc thảo dược tự nhiên còn an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên hiệu quả chữa trị bệnh bằng thuốc nam hay thuốc đông y thường mất nhiều thời gian và cần người bệnh kiên trì. Bên cạnh đó, nếu thảo dược không được dùng đúng có thể bị nhiễm độc.

Với bệnh ung thư thường phát triển nhanh và rất nguy hiểm nên cần được điều trị nhanh chóng. Do đó, các phương pháp như hóa trị, xạ trị như hiện nay được cho là có hiệu quả nhất và áp dụng phổ biến. Do đó việc sử dụng các bài thuốc nam chữa bệnh ung thư phổi, trong trường hợp này là không nên vì sẽ làm chậm tiến trình chữa bệnh. Trên thực tế, sử dụng thuốc nam cũng không thể chữa khỏi bệnh ung thư. Y văn thế giới chưa có ghi nhận thuốc nam điều trị khỏi ung thư.

Hiện có nhiều trường hợp người bệnh ung thư ngộ nhận và tự chữa bệnh ung thư tại nhà bằng thuốc nam là không nên vì sẽ không những không mang lại hiệu quả mà còn khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Đã có rất nhiều trường hợp người bệnh ung thư tự chữa bệnh tại nhà bằng thuốc nam dẫn đến tử vong hoặc sau một thời gian tự chữa bệnh bằng thuốc lá mới đến bệnh viện thì tình trạng bệnh đã khá nặng gây khó khăn cho việc điều trị.

Thuốc nam chỉ có tác dụng bồi bổ thể trạng, tăng cường hệ miễn dịch, tạo sức đề kháng, nhưng nếu dùng không đúng cách có thể gây tác dụng ngược. Do vậy, việc sử dụng thuốc nam chỉ có thể được dùng để hỗ trợ điều trị ung thư nhằm khắc phục các tác dụng phụ do hóa trị, xạ trị hoặc tăng cường sức khỏe cho người bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn và sự đồng ý của bác sĩ.

Tóm lại với thắc mắc "Thuốc nam chữa bệnh ung thư phổi có hiệu quả?" được hiểu là không nên dùng thuốc nam chữa bệnh ung thư mà chỉ nên có thể dùng để hỗ trợ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Bạn và người nhà cần tuân thủ phương pháp điều trị do bác sĩ đề ra để chữa bệnh ung thư phổi càng nhanh càng tốt mới đạt được hiệu quả điều trị cao. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc bừa bãi sẽ làm cho tình trạng bệnh xấu đi.

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Triệu chứng bệnh ung thư tuyến nước bọt

Nếu bạn cảm thấy mình có triệu chứng tê hay liệt một bên mặt thì hãy cẩn thận với chứng bệnh ung thư tuyến nước bọt bởi thực tế cho thấy 3 trường hợp có liệt mặt đều là triệu chứng bệnh ung thư tuyến nước bọt.

trieu chung benh ung thu tuyen nuoc bot

Triệu chứng bệnh ung thư tuyến nước bọt

1. Ung thư tuyến nước bọt là gì?

Ung thư tuyến nước bọt là một dạng của ung thư đầu cổ. U tuyến nước bọt chiếm 3 - 6% các trường hợp ung thư vùng đâu cổ ở người lớn, có tần suất mắc bệnh từ 1-3 người/100.000 người/năm.

Tuy không phải là căn bệnh thường gặp trong các bệnh ung thư nhưng ung thư tuyến nước bọt có tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện kịp thời. Vì việc phát hiện ra bệnh sớm là điều kiện tiên quyết để người bệnh có nhiều cơ hội chữa khỏi căn bệnh này.

Trong cơ quan tiêu hóa, tuyến nước bọt có nhiệm vụ tiết ra nước bọt giúp tiêu hóa thức ăn và làm ướt miệng, giữ cân bằng pH cho miệng.

Ung thư tuyến nước bọt phát triển từ các tuyến nước bọt lớn tại mang tai, dưới hàm và dưới lưỡi. Ngay cả những tuyến nước bọt nhỏ nằm dưới niêm mạc đường hô hấp trên và đoạn trên ống tiêu hóa cũng có thể phát triển thành ung thư.

Những người có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến nước bọt là người từ độ tuổi 55 đến 65. Những u lành tính thì có thể xuất hiện sớm hơn khoảng 10 năm.

trieu chung benh ung thu tuyen nuoc bot
Vị trí ung thư tuyến nước bọt.

Vị trí thường gặp nhất của u tuyến nước bọt là tuyến mang tai, chiếm 70-85% các trường hợp. Các vị trí khác gồm tuyến dưới hàm (8-15%), tuyến dưới lưỡi (< 1%) và các tuyến nước bọt nhỏ thường tập trung nhiều nhất ở vòm cứng (5-8%).

Theo kết quả nghiên cứu, tuyến nước bọt càng nhỏ thì khả năng khối u ở đó là ác tính càng lớn. Ví dụ, u tuyến mang tai có 15-25% là ác tính, u tuyến dưới hàm có 37-43% là ác tính còn u các tuyến nước bọt nhỏ có tới trên 80% là ác tính.

Phần lớn khối u các tuyến nước bọt là lành tính. Nhưng cũng có trường hợp u lành tính chuyển thành ác tính sau vài năm không được điều trị hoặc mổ không lấy hết u hoặc trường hợp tái phát.

2. Triệu chứng bệnh ung thư tuyến nước bọt

Ung thư tuyến nước bọt rất khó chẩn đoán do các u nằm rải rác khắp tuyến nước bọt. Hơn nữa các triệu chứng lại khá nghèo nàn. Tuy nhiên, có thể dựa vào các triệu chứng sau để đặt vấn đề nghi ngờ bản thân bị ung thư tuyến nước bọt:
  • Tê một phần của khuôn mặt.
  • Sưng trên hàm hoặc gần hàm, sưng ở cổ hoặc miệng.
  • Cơ bắp của một bên khuôn mặt trở nên yếu.
  • Đau dai dẳng không rõ nguyên nhân trong khu vực của tuyến nước bọt.
  • Cảm giác khó nuốt, khó mở rộng miệng.
Thông thường, bệnh nhân đến viện khi bị sưng phồng tại tuyến nước bọt, khó nuốt, đau tại nơi có tuyến nước bọt, đặc biệt là cảm giác tê, liệt nửa mặt.

Theo ghi nhận của các nhà nghiên cứu, các trường hợp có liệt mặt hầu hết đều bị ung thư, vậy nên có thể coi liệt mặt là triệu chứng gợi ý u ác tính ở tuyến mang tai, trong đó có ung thư tuyến nước bọt. Bạn hãy lưu ý các triệu chứng bệnh ung thư tuyến nước bọt trên để sớm phát hiện và có biện pháp điều trị ung thư phù hợp nhé.

7 dấu hiệu ung thư vòm họng cần phải biết

Bệnh ung thư vòm họng là một trong những bệnh ung thư hiểm nghèo hiện nay, bệnh làm ảnh hương không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Những triệu chứng của bệnh ung thư vòm họng cũng không có gì đặc biệt mà chủ yếu là giống với các triệu chứng của bệnh tai mũi họng thông thường nên thường bị người bệnh bỏ qua và ít chú ý tới.

Việc phát hiện các triệu chứng của bệnh để đi khám và điều trị kịp thời là điều cần thiết. Vì bệnh ung thư vòm họng chỉ có khả năng chữa khỏi khi được phát hiện và điều trị sớm. Dưới đây là 7 dấu hiệu ung thư vòm họng mà bạn cần chú ý để đi kiểm tra sức khỏe.

7 dau hieu ung thu vom hong can phai biet 2
Chảy máu cam là 1 trong 7 dấu hiệu ung thư vòm họng cần phải biết
Chảy máu cam

Một trong những dấu hiệu ung thư vòm họng sớm nhất là chảy máu cam. Các bệnh nhân thường nuốt nước mũi và nhổ ra theo đường miệng vì vậy khiến nước mũi kèm theo máu dễ bị chẩn đoán nhầm hoặc bị bỏ qua.

Nếu tình trạng chay máu cam kéo dài liên tục sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Do đó, dù không biết nguyên nhân chảy máu cam là gì nhưng tốt nhất là bạn không nên để tình trạng này kéo dài. Đối với những trường hợp chảy máu cam do ung thư vòm họng gây ra thì ở giai đoạn cuối có thể gây chảy máu liên tục.

Nghẹt mũi

Đây là một trong nhữngdấu hiệu ung thư vòm họng khá phổ biến và dễ khiến bệnh nhân và bác sĩ nhầm với các bệnh thông thường khác. Một số bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, cảm cúm…cũng có thể dẫn tới tình trạng nghẹt mũi. Đối với những trường hợp, nghẹt mũi do bệnh ung thư vòm họng gây nên là do khối u xuất hiện dẫn đến hiện tượng tắc 1 bên mũi, khi khối u to lên sẽ khiến 2 bên đều bị nghẹt.

Ù tai và nghe kém

Cảm giác ù tai làm bạn cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bạn, trong cuộc sống thường ngày cũng có lúc bạn xuất hiện triệu chứng này, nhưng nếu triệu chứng này thường xuyên xuất hiện thì bạn cũng không nên coi thường, mà cần đi khám để tìm ra nguyên nhân sớm. Vì rất có thể bạn đã bị ung thư vòm họng vì khối u phát triển đè lên thực quản, đồng thời gây ù tai, nghẹt tai, nghe kém hoặc kèm theo tràn dịch tympanic.

Nhức đầu

Nhức đầu cũng là một trong những triệu chứng thông thường, mà có thể gặp ở bất kỳ trường hợp như mệt mỏi, sốt, cảm cúm, viêm xoang…Đối với những trường hợp nhức đầu do bệnh ung thư vòm họng gây ra thường do khối u phá hủy nền sọ, dẫn đến di căn vào não và dây thần kinh sọ gây nhức đầu. Ở kỳ cuối, dễ bị chẩn đoán nhầm là đau thần kinh.

Nổi hạch ở cổ

7 dau hieu ung thu vom hong can phai biet 1
7 dấu hiệu ung thư vòm họng cần phải biết: nổi hạch ở cổ
Theo thống kê, ung thư vòm họng di căn phần cổ chiếm 40-85%. Do vòm họng có cấu trúc mô bạch huyết phong phú, các tế bào ung thư dễ dàng lan sâu lên trên cổ. Khi chúng phát triển số lượng càng nhiều, tốc độ càng nhanh, hạch cứng và không cho cảm giác đau đớn, tính hoạt động kém; vào giai đoạn cuối sẽ bám dính cố định.

Hội chứng nội sọ

Đó là tình trạng khối u trong não bị vỡ lan sang các dây thần kinh sọ não gây ra các hội chứng nội sọ như nhức đầu, tê bì mặt, mờ mắt, xệ mí, lác trong, thậm chí mù. Hơn nữa, hạch bạch huyết di căn xuyên qua các dây thần kinh sọ não ở nền sọ dẫn đến mất cảm giác ở cổ họng, vòm miệng tê liệt, nhai nuốt khó khăn, khàn giọng, liệt màn hầu.

Di căn

Trong giai đoạn cuối, ung thư vòm họng di căn ở phạm vi mắt, não, xương, phổi, gan và các bộ phận khác, đặc biệt là ở phổi và xương. Nếu bạn phát hiện triệu chứng nặng ở một trong những bộ phận như xương cố định bị đau, máu có đờm, thường xuyên đau ngực, gan sưng to, nhãn cầu lồi, thị lực giảm…cho thấy bệnh đã di căn.

Khi xuất hiện những triệu chứng trên đây bạn nên đi khám sức khỏe và tìm ra nguyên nhân ngay lập tức. Vì nếu đúng bạn mắc những triệu chứng trên là do bệnh ung thư vòm họng gây nên thì không nên để tình trạng bệnh kéo dài, bệnh có thể phát triển tới giai đoạn di căn, làm cho việc điều trị ung thư gặp phải những khó khăn.

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Phương pháp điều trị bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối

Điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối là điều không dễ dàng song sự tiến bộ của y học đã cho phép bệnh nhân được hy vọng vào sự cải thiện tình trạng bệnh. Cùng tìm hiểu các phương pháp pháp điều trị bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối hiện nay sau đây nhé.

phuong phap dieu tri benh ung thu phoi giai doan cuoi 1

Cũng như hầu hết căn bệnh ung thư khác , việc điều trị bệnh ung thư phổi cũng sẽ được tiến hành bằng những phương pháp đặc trưng như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và các phương pháp hỗ trợ.

Phẫu thuật loại bỏ khối u

Bệnh nhân có được phẫu thuật hay không còn tùy thuộc nhiều vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và tình trạng bệnh.Ở giai đoạn sớm nếu bệnh chưa di căn và thể trạng bệnh nhân còn tương đối tốt thì phẫu thuật là sự lựa chọn hàng đầu. Theo thống kê thì có khoảng 20% bệnh nhân đã được điều trị bệnh theo phương pháp này giúp họ kéo dài thêm tuổi thọ của mình.

Phương pháp xạ trị kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư phổi

Các bác sĩ sẽ dùng các bức xạ ion hóa và tia X có mang năng lượng cao nhằm phá hủy khối u còn nhỏ ( thường là 6cm) và chưa di căn . Phương pháp điều trị bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối này được áp dụng cho 35% bệnh nhân

Phương pháp xạ trị còn có khả năng giúp làm cho các tế bào ung thư không còn khả năng sinh sản và những khối u lớn bị co lại. Nhìn chung, phương pháp xạ trị có thể giúp bệnh nhân kéo dài sự sống nhưng vẫn không chữa khỏi được bệnh.

Phương pháp hóa trị

Phương pháp điều trị bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối này có một nhược điểm là nó gây ra nhiều các tác dụng phụ. Nhưng với những tiến bộ gần đây về hóa trị liệu đã làm giảm đáng kể những tác dụng phụ này trên cơ thể bệnh nhân ung thư.

phuong phap dieu tri benh ung thu phoi giai doan cuoi 2

Việc điều trị bằng hóa trị có tác dụng tương đối tốt ở hầu hết các bệnh nhân có tế bào ung thư còn nhỏ và kể cả những loại ung thư khác

Điều trị hỗ trợ giảm đau chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân ung thư phổi

Phương pháp hỗ trợ thường được dùng cho những bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn và không thể áp dụng các phương pháp ở trên để điều trị. Phương pháp này chủ yếu là điều trị các triệu chứng nhằm giúp bệnh nhân nhằm giảm đau , chăm sóc sức khỏe cho họ.

Các bệnh nhân trong giai đoạn muộn sẽ cần được nghỉ ngơi, có 1 chế độ ăn uống thích hợp và giúp họ tìm được nhiều niềm vui trong cuộc sống, suy nghĩ tích cực.

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

Sự thật về thuốc Fucoidan Nhật Bản

Khái niệm Fucoidan đã xuất hiện phổ biến trên thế giới cách đây khá lâu.  Và với công dụng cùng với sự hiệu quả đáng kinh ngạc từ Fucoidan nên gần đây nhiều người Việt Nam đã biết đến qua nhiều nguồn thông tin như trên internet, trên sách báo, truyền miệng …  Vậy sự thật về thuốc Fucoidan Nhật Bản ra sao?  Về khả năng chữa ung thư cũng như sự hiệu quả của Fucoidan?
Sự thật về thuốc Fucoidan Nhật Bản (ảnh minh họa)

Mời các bạn cùng theo dõi bài viết “ Sự thật về thuốc Fucoidan Nhật Bản ” sau đây nhé!

Fucoidan là gì?

Fucoidan mới được phát hiện gần đây và được giới y học chú ý đến.Khá nhiều người biết rằng nấm mỡ ( agaricus blazei murill) là một loại nấm có chứa chất chữa ung thư. Tuy nhiên, fucoidan vừa có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể giống như nấm mỡ (agarius) vừa có thể tạo ra chất chống ung thư bằng cách tạo ra apoptosis (sự tự chết theo chu trình của tế bào).Fucoidan có trong tảo biển (tảo nâu) như mozuku,mekabu (phần nhăn gần rễ của tảo bẹ loại wakame hoặc undaria pinnatifida) và kombu. Thành phần “nhựa” của rong biển rất giàu fucoidan – một thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm polysaccarit có chứa nhiều đường fucoza sunfat.

Tác dụng của thuốc fucoidan là gì?

Fucoidan hiện nay không được xem là thuốc mà là một loại thực phẩm dinh dưỡng hỗ trợ điều trị ung thư. Nhiều nghiên cứu và thí nghiệm đã rút ra được các chức năng, tác dụng của Fucoidan như sau:

– Giảm hàm lượng Cholesterol

– Chống đông máu.

– Hạ huyết áp (huyết áp cao).

– Tăng cường chức năng gan

– Ngăn chặn hoạt động lây lan của vi khuẩn.

– Giảm lượng đường trong máu.

– Giảm dị ứng như bệnh sốt mùa hè.

– Cải thiện các điều kiện bất lợi trong đường ruột.

– Cân bằng hệ miễn dịch.

– Điều tiết sự lưu thông đường ruột.

– Chống thiếu máu.

– Ngăn ngừa quá trình lão hóa.

Tuy vậy, dù có nhiều tác dụng cũng như những chức năng như trên nhưng những đặc tính đó chưa đủ để Fucoidan có được chổ đứng vững chắc trong lòng tin của mọi người trên thế giới như hiện nay. Chính hàng loạt các báo cáo lâm sàng trên rất nhiều nguyên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh sự thật về thuốc Fucoidan Nhật Bản rất có hiệu quả trong quá trình điều trị ung thư mới là điều làm cho Fucoidan được nhiều người khắp nơi trên thế giới tin tưởng và quan tâm như hiện nay.

Sự thật về thuốc Fucoidan Nhật Bản có chữa được ung thư?

Sau đây là cách thức hoạt động của Fucoidan hỗ trợ điều trị ung thư:

Fucoi dan sẽ kích thích hệ miễn dịch giúp cho việc chống hình thành khối u, chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự tấn công của oxy hoạt tính và ức chế sự hình thành các mạch máu mới của tế bào ung thư, nhờ vậy Fucoidan vô tình đã cắt bỏ nguồn cung cấp dinh dưỡng cho tế bào ung thư. Điều đặc biệt nhất mà Fucoidan có được là Fucoidan giúp kích thích quá trình tự chết của tế bào ung thư.

Theo các tài liệu, chúng ta đã biết các tế bào ung thư không thể tự chết đi như những tế bào bình thường, chúng có khả năng lây lan và sinh sôi ra nhiều tế bào ung thư khác rất nhanh. Fucoidan sẽ bắt các tế bào ung thư phải tuân theo quá trình tự chết mà người ta gọi là Apoptosis. Và chính như thế , với tất cả những công dụng trên kết hợp với nhau sẽ giúp tiêu diệt tế bào ung thư – Đó là tác dụng kỳ diệu của Fucoidan trong việc điều trị ung thư.

Fucoidan là gì?

Hiện nay với tỉ lệ mắc bệnh ung thư đang ngày càng cao, khiến cho ai cũng phải lo lắng trước các thống kê của căn bệnh này. Với các nguyên cứu về bí quyết sống lâu của người dân Okinawa, nơi có tỷ lệ ung thư thấp nhất thế giới các nhà khoa học đã tạo ra Fucoidan. Vậy Fucoidan là gì?

Với chế độ ăn thiếu hợp lý, sử dụng nhiều đồ uống có ga hoặc sử dụng đồ ăn nhanh dẫn dến việc cơ thể thiếu các khoáng chất và vitamin. Chính những thiếu cân bằng này đã tạo điều kiện cho mầm bệnh ung thư phát triển. Chính vì thế người ta cho rằng các loại rong biển , Kombu và mozuku cung cấp thêm các khoáng chất và vitamin cho cơ thể, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên khi tìm hiều các đặc tính tự nhiên của rong biển các nhà khoa học đã tìm ra được bí quyết của người dân ở vùng đất có tỷ lệ ung thư thấp nhất thế giới đó chính là Fucoidan. Fucoidan là gì mà lại có công dụng tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả vậy?

Lịch sử phát hiện Fucoidan

Fucoidan được giới y học phát hiện và được chú ý gần đây với việc nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể giống như nấm mỡ (agaricus blazei murill), loại nấm có chứa chất chữa ung thư. Tuy nhiên, Fucoidan có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể hơn, Fucoidan còn có thể tạo ra chất ung thư bằng cách tạo ra apoptosis (sự tự chết theo chu trình của tế bào). Fucoidan có trong tảo biển (tảo nâu) như mozuku,mekabu (phần nhăn gần rễ của tảo bẹ loại wakame hoặc undaria pinnatifida) và kombu. Thành phần “nhựa” của rong biển rất giàu fucoidan – một thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm polysaccarit có chứa nhiều đường fucoza sunfat.
Fucoidan là gì?

Thành phần chính của Fucoidan

Các nghiên cứu gần đây cho thấy polysaccarit, một loại sợi thức ăn có trong tảo nâu, mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho con người. Polysaccarit do các sacrit đơn như glucoza, xyloza và galactoza tạo thành. Chúng được cho là các chất có hoạt tính sinh học mà đang thu hút được nhiều sự chú ý. Nhiều người trong số các bạn đã nghe nói đến tác động chống ung thư của b-glucan có trong nấm mỡ và fomes yucatensis. Chất b-glucan này cũng là một polysaccarit.

Các loại tảo konbu, mozuku và mekabu đều có một đặc điểm chung đó là trơn và dính. Thành phần chính khiến tảo biển trơn chính là “ fucoidan”- một loại polysaccarit khác do nhiều mắt xích liên quan đến một loại đường có tên gọi là “fucoza” tạo thành. Điểm khác biệt chính giữa fucoidan và các loại polysaccarit khác là fucoidan chứa nhiều các nhóm sunfat. Từ thuật ngữ nhóm sunfat bạn có thể nghĩ đến axit sunfuric, một chất lỏng có nồng độ axit mạnh làm tan chảy các loại kim loại như vàng và có thể làm cháy da chúng ta. Tuy nhiên, nhóm sunfat là một chất hoàn toàn khác so với axit sunfuric. Nó là chất tạo ra nhựa của rong biển.

Chính các chất nhờn này khiến tế bào ung thư yếu dần và tự co lại.

Hi vọng với những thông tin trên các bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Fucoidan là gì”.

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Cách điều trị và phòng chống bệnh ung thư vú

Đối với chị em phụ nữ thì sau ung thư tử cung thì bệnh thường xuyên nguy hiểm đe dọa tới cuộc sống của người phụ nữ nói riêng đó chính là căn bệnh ung thư vú ở nữ giới. Căn bệnh ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người bệnh. Vậy phương pháp điều trị và phòng chống bệnh ung thư vú nào là hiệu quả nhất.

cach dieu tri va phong chong benh ung thu vu 1

Tước đây khi khoa học chưa phát triển mạnh thì trường hợp những người phụ nữ gặp phải bệnh ung thư vú khả năng tử vong rất cao. Nhưng tới thời điểm hiện nay khi công nghệ tiên tiến đã và đang phát triển mạnh thì bệnh đã có thể giảm được các mức độ tử vong cho người bệnh một cách đáng kể nếu như được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.  Đây là một căn bệnh nguy hiểm và đáng báo động cho nên mỗi người cần có các biện pháp phòng và điều trị bệnh hợp lý trước khi bệnh có thể xuất hiện trên cơ thể chúng ta. Vậy cách điều trị và phòng chống bệnh ung thư vú như thế nào? Chúng ta cùng hiểu rõ hơn thông qua bài viết sau đây nhé!

Phương pháp điều trị ung thư vú hiện nay

Đối với việc điều trị ung thư vú thì cũng áp dụng các phương pháp điều trị ung thư chung hiện nay theo nguyên tắc điều trị bệnh thông qua việc phân chia các giai đoạn bệnh. Trước tiên trong điều trị bệnh ung thư vú thì việc xác định giai đoạn bệnh đã đến mức độ nào. Người ta thường ưu tin phương pháp phẫu thuật để điều trị ung thư vú, cụ thể là việc cắt bỏ khối u, cắt bỏ toàn bộ vú, cắt bỏ toàn bộ vú tiết kiệm da, cắt bỏ toàn bộ vú có tái tạo vú. Sau khi trải qua các phẫu thuật hay tiểu phẫu cắt bỏ ung thư vú bước kế tiếp là người ta sử dụng phương pháp xạ trị để điêu trị những tế bào ung thư còn sót lại trong quá trình phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư trong vú hay thành ngực sau khi phẫu thuật.

Đối với bệnh nhân gặp phải tình trạng ung thư đã phát sinh di căn xuống các vùng khác thì người ta sử dụng phương pháp hóa trị nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư ở bất cứ nơi nào trong cơ thể. Hoặc điều trị nội tiết: sử dụng các hormone nhằm ngăn chặn các chất nội tiết khác gây ra ung thư vú.

Phương pháp phòng chống bệnh ung thư vú một cách hiệu quả

Hầu như bệnh có thể mắc phải ở bất kì lứa tuổi nào và kể cả nam giới chứ không riêng gì nữ giới, thường nhóm tuổi dễ mắc căn bệnh này thường là 25- 35 tuổi. Chính vì vậy nên mọi người nên phòng chống bệnh ung thư vú theo những cách sau, nhất là đối với người ở nhóm tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao thì nên chú ý:

cach dieu tri va phong chong benh ung thu vu 2
Điều trị và cách phòng chống bệnh ung thư vú nguy hiểm
  • Chế độ luyện tập thể dục, thể thao đều đặn nghỉ ngơi hợp lí để có sức khỏe và sức đề kháng tốt.
  • Tránh xa thuốc lá, giảm rượu bia, các chất kích thích, tránh xa các môi trường ô nhiễm bụi bẩn hoặc nếu phải làm việc ở môi trường ô nhiễm cần đeo khẩu trang và có sử dụng quần áo bảo hộ cẩn thận.
  • Nên cho con bú sữa mẹ, hạn chế cai sữa sớm, đây cũng chính là một cách đơn giản nhất có thể giúp người mẹ điều tiết tốt các tuyến sữa ở vú tránh gặp tình trạng ứ đọng sữa và nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cũng giảm xuống một cách đáng kể.
  • Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và hoa quả tươi, giảm mỡ trong bữa ăn hàng ngày. Mọi người nên đi kiểm tra sức khỏe định kì để có thể phát hiện sớm và có phương pháp điều trị hợp lý đối với bệnh này.
  • Ung thư vú là một căn bệnh phổ biến và nguy hiểm vì vậy mà mỗi người không nên chủ quan mà nên có ý thức phòng tránh bệnh trước khi bệnh gây hại tới sức khỏe và ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn.